Cách Bảo Quản Quần Áo Đồng Phục Công Nhân Không Bị Phai Màu
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, lĩnh vực xây dựng là ngành thu hút nhiều vốn đầu tư nhất và cũng là một trong những ngành tập trung nhiều lao động nhất. Vì thế mỗi chủ đầu tư thường sẽ đầu tư đồng phục công nhân của mình. Vì thế khi may chủ yếu sử dụng chất liệu tốt, độ bền cao, vải dày dặn, đảm bảo được độ thoáng mát cho người lao động khi sử dụng, cho họ sự thoải mái và dễ chịu nhất.
Thế nhưng, để có được màu sắc quần áo đồng phục công nhân như ý muốn khách hàng, hầu hết các công ty đặt may đều phải thực hiện công đoạn đó chính là nhuộm màu cho vải. Và cũng chính vì thế mà đồng phục mới rất hay bị ra màu, nhất là trong những lần giặt đầu tiên. Nên bài viết dưới đây chia sẻ một số kinh nghiệm để bạn bảo quản đồng phục được tốt hơn.
3 Bí Quyết Giúp Quần Áo Đồng Phục Công Nhân Ít Bị Phai Màu
Phơi Áo Đồng Phục Theo Mặt Trái Ở Nơi Thoáng Mát
Một sai lầm lớn của rất nhiều người, không chỉ đối với áo đồng phục công nhân mà ngay cả với những bộ trang phục bình thường đó chính là phơi không chú ý mặt trái, mặt trái và phơi dưới ánh nắng chói chang, nắng gắt. Chính điều này đã khiến những bộ quần áo dù chỉ mới mua và sử dụng vài lần nhưng đã bị phai màu, không còn nguyên vẹn như trước.
Nếu muốn áo đồng phục bảo hộ lao động công nhân không bị phai màu, bạn cần thay đổi ngay cách phơi quần áo của mình. Trước khi phơi, nên lộn chúng sang mặt trái và chỉ nên phơi ở những chỗ thoáng mát.
Giặt Với Giấm Hoặc Phèn Chua Trong Lần Giặt Đầu Tiên
Giặt là một trong những khâu quan trọng nhất giúp giữ áo đồng phục công nhân luôn sạch sẽ, không bám bụi bẩn, mùi hôi khó chịu làm ảnh hưởng đến chất liệu cũng như tính thẩm mỹ của áo. Đặc biệt, đối với áo đồng phục mới, mực in trên áo còn mới, trong lần giặt đầu tiên, bạn nên sử dụng nước dấm hoặc phèn chua, ngâm áo trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tiếng, sau đó, giặt sạch lại với nước rồi mang đi phơi. Với cách làm này, sẽ giúp cho đồng phục giữ màu được lâu hơn, hạn chế hiện tượng ra màu, làm phai màu áo.
Trong những lần giặt tiếp theo, bạn chỉ cần giặt bình thường giống như những bộ quần áo khác. Thực hiện giặt thường xuyên sau 3 đến 5 ngày mặc, lúc này mực in đã khô và bám chặt lên áo nên bạn không cần phải lo lắng quá nhiều, chú ý giặt nhẹ để logo không bị bong tróc.
Xem Ngay: 700+ MẪU ĐỒNG PHỤC BẢO HỘ LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO NĂM 2023
Ủi ở nhiệt độ thấp và lộn trái trước khi ủi
Ủi là bước cuối cùng trong việc làm sạch và bảo quản áo đồng phục công nhân. Vì đặc tính của chất liệu vải sử dụng, áo đồng phục công nhân thường rất hay bị nhau sau khi giặt và phơi, do đó, bạn nên dùng bàn là hơi nước để ủi áo, tuyệt đối không được ủi lên bề mặt in hình trên áo, tốt nhất bạn nên ủi ở nhiệt độ thấp và lộn trái áo ra trước khi ủi để tránh làm chết màu sắc của vải và làm bong tróc hay biến dạng những hình ảnh, logo, khẩu hiệu được in trên áo.
Tham khảo thêm:700+ Mẫu Đồng Phục Bảo Hộ Lao Động Chất Lượng Cao Năm 2024
Hi vọng một số kinh nghiệm từ cách giặt cho đến cách bảo quản trên sẽ giúp bạn giữ cho quần áo đồng phục công nhân của mình luôn được bền màu, dù thời gian sử dụng bao lâu nhưng áo vẫn luôn mới.
—————————————————
Công ty Cổ Phần Dệt May Kim Vàng – May Đồng Phục Cao Cấp Tại TPHCM
???? Trang Chủ: https://dongphuckimvang.vn/
☎ Liên Hệ Đặt Hàng: (028) 3948 2599 – 0937 035 348 ( Zalo, Viber)
☎ Chăm Sóc Giải Đáp: (028) 3948 2599
???? Địa Chỉ: 63 Nguyễn Chánh Sắt, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
???? Chỉ Đường: https://maps.app.goo.gl/HvxqnQGDAZbVf6oa7